1. Xác định các dấu hiệu chuột xâm nhập
Là các sinh vật ăn đêm, chuột hoạt động mạnh nhất từ hoàng hôn đến bình minh và thường trốn người vào ban ngày. Chúng ta dễ xác định các dấu hiệu của vấn đề hơn là nhìn thấy chuột.
Phân chuột - thường thấy trong các khu vực tập trung vì chuột thải ra đến 40 viên phân mỗi đêm. Phân chuột màu nâu sậm, có hình chóp, dài khoảng 9 - 14 mm. Chúng có thể giống như một hạt gạo lớn.
Tiếng cào - bạn nghĩ mình đang có chuột trên mái nhà? Chuột đàn (còn gọi là chuột mái nhà) là loài leo trèo nhanh nhẹn và có thể dễ dàng leo vào gác xép và tầng trên của tòa nhà. Khi nghe những tiếng cào mỗi đêm từ trên cao có thể cho thấy sự hiện diện của chúng. Trái lại, chuột cống là loài leo ít giỏi hơn. Bạn có thể nghe chúng chạy nhốn nháo dưới sàn nhà, nhà kho và ván lót sàn. Chúng có thể dễ bị phát hiện do tiếng kêu ken két của răng chuột.
Dấu chân chuột - Chuột để lại dấu chân và đuôi ở các khu vực có nhiều bụi, ít sử dụng trong tòa nhà. Rọi đèn pin sáng theo một góc nhỏ bạn sẽ thấy rõ các dấu vết này. Để xác định sự xâm nhập có nhiều không, rải bột mịn hay đá tan dọc theo sàn gần dấu chân và kiểm tra các dấu mới ngày hôm sau.
Vết sờn - Chuột sử dụng đường đã thiết lập dọc theo ván gỗ ghép chân tường và tường do tầm nhìn kém. Vết mờ và bụi trên cơ thể chúng để lại vết bẩn và màu tối trên những vật và bề mặt chúng quét qua khi đi lại. Các vết này có thể cho thấy hoạt động của chuột, nhưng vì vết bẩn vẫn còn trong một khoảng thời gian dài, chúng không phải là một thước đo sự xâm nhập lớn.
Thiệt hại - Chuột có răng mọc rất nhanh. Chúng cần gặm nhấm gỗ và các đò vật bằng nhựa để mài răng. Chúng có khả năng gây hỏa hoạn bằng cách cắn dây cáp điện. Bạn cũng có thể lưu ý bao thực phẩm bị rách, vì chuột cắn xé, để lại dấu răng dễ thấy.
Ổ chuột - Chuột làm ổ ở những nơi ấm áp, kín, sử dụng vật liệu như báo và vải. Ổ chuột sẽ thường có chuột con và thường nằm gần nguồn thức ăn. Kiểm tra đằng sau và dưới các thiết bị, như tủ lạnh và tủ đông ở trong hay gần nhà bếp.
Hang chuột - Chuột cống đào khoét các hệ thống hang lớn để ở, dự trữ thức ăn và làm ổ. Hãy tìm hang ở các ụ phân, dưới sàn hay nhà kho trong vườn, hay trong garage.
2. Cách ngăn chặn Chuột xâm nhập vào nhà, văn phòng
Cất thức ăn trong hộp kim loại hay thủy tinh có nắp đậy kín.
Dọn gọn gàng trong nhà và xung quanh vườn, ít bừa bãi nghĩa là ít nơi để ẩn náu.
Đặt túi rác ngoài trời trong thùng kim loại có nắp đậy kín để ngăn chuột ăn rác.
Dọn sạch thức ăn cho thú cưng và đồ thừa hạt cho chim, cất thức ăn cho thú cưng trong hộp có nắp đậy kín, tốt hơn là để cao khỏi mặt đất.
Không để rác trong vườn. Nếu bạn có phân loại, không để rác thực phẩm hữu cơ, vì nó sẽ thu hút chuột.
3. Chặn lối chuột vào Nhà bạn
Chuột sẽ tận dụng mọi cơ hội để vào nhà bạn để tìm chỗ ở và thức ăn. Chuột đàn là các loài leo trèo giỏi và sẽ trú ngụ trên mái nhà, trong khi các loài chuột khác có xu hướng đào bới nhiều hơn và rất giỏi bơi trong ống cống và hệ thống rãnh. Cả hai loài sẽ gặm nhấm này đều để các lỗ hổng vừa đủ để chúng dễ dàng chui vào. Chúng tôi luôn tìm hiểu thói quen và hành vi của nhiều loài chuột khác nhau và biết đúng phương pháp để ngăn loài dịch hại vào nhà hay doanh nghiệp của bạn.
4. Sử dụng vật ngăn chặn Chuột Chuyên nghiệp?
Trạm bả chuột có khóa do THT Việt Nam triển khai một cách chuyên nghiệp chính là vật ngăn chặn chuột đáng tin cậy và an toàn khi sử dụng ngay cả ở những vị trí có trẻ em và thú cưng.
Các chuyên gia kiểm soát côn trùng dịch hại của chúng tôi có thể cung cấp các biện pháp xử lý phù hợp nhất đối với vấn đề về chuột được phát hiện trong nhà hay doanh nghiệp của bạn. Các dịch vụ chuyên nghiệp thường là cách đáng tin cậy nhất để bảo đảm giải pháp lâu dài cho vấn đề về côn trùng dịch hại.
0 Nhận xét